Danh mục
Tất cả danh mục

Cận cảnh laptop trang bị màn hình trong suốt của Lenovo: Công nghệ trong phim khoa học viễn tưởng, hay chỉ là sản phẩm được làm ra 'để cho vui'?

04/03/2024 104

Lenovo đã đưa ra ý tưởng rằng, thiết kế đặc biệt của mẫu laptop này có thể đặc biệt hữu ích cho những ngươì làm việc trong lĩnh vực họi họa kĩ thuật số (Digital Art)

Một năm sau khi gây ấn tượng mạnh mẽ với khả năng nghiên cứu và phát triển (R&D) qua việc giới thiệu chiếc laptop có khả năng mở rộng màn hình chỉ bằng một cú nhấn nút, Lenovo đã quay trở lại sự kiện Mobile World Congress 2024 tại Barcelona, Tây Ban Nha, với một thiết bị concept khác còn gây chú ý hơn. Thiết bị này, được gọi là ThinkBook Transparent Display Laptop, là một máy tính xách tay có kích thước 17,3 inch với màn hình xuyên thấu, mang đến một trải nghiệm khoa học viễn tưởng chưa từng có.

Chiếc laptop nổi bật với màn hình MicroLED 17,3 inch không viền, đạt đến độ trong suốt 55% khi các điểm ảnh được đặt ở chế độ màu đen và tắt hoàn toàn. Tuy nhiên, khi các điểm ảnh này sáng lên, màn hình trở nên kém trong suốt hơn, và cuối cùng biến thành một bề mặt trắng mờ đục với cường độ sáng lên đến 1.000 nits.

Dù màn hình trong suốt có vẻ hấp dẫn trong các bộ phim khoa học viễn tưởng và chương trình truyền hình, việc tìm ra ứng dụng thực tế cho chúng trong đời sống hàng ngày lại không hề đơn giản. Có lẽ, không phải lúc nào chúng ta cũng muốn thấy được không gian phía sau chiếc laptop, và việc nhìn thấy một đồng nghiệp ngồi đối diện có thể không mang lại nhiều lợi ích mà còn gây mất tập trung.

Cận cảnh laptop trang bị màn hình trong suốt của Lenovo: Công nghệ trong phim khoa học viễn tưởng, hay chỉ là sản phẩm được làm ra 'để cho vui'?- Ảnh 1.

Lenovo đã đưa ra ý tưởng rằng, thiết kế đặc biệt của mẫu laptop này có thể đặc biệt hữu ích cho những người làm việc trong lĩnh vực hội họa kĩ thuật số (Digital Art). Theo đó, mẫu laptop này cho phép họ quan sát thế giới phía sau màn hình laptop trong khi vẽ hoặc phác thảo trên phần dưới của máy, nơi bàn phím tọa lạc. Trong một cuộc phỏng vấn, Tom Butler, Giám đốc điều hành danh mục sản phẩm ThinkPad của Lenovo, đã chia sẻ rằng dù ông không giỏi vẽ, nhưng việc có thể nhìn thấy và theo dõi một vật thể phía sau màn hình là điều đặc biệt hữu ích.

Chẳng hạn, ông mô tả việc có thể kéo một bó hoa hướng dương ra sau máy và dùng nó làm mẫu vẽ, hoặc một kiến trúc sư có thể ngồi tại một địa điểm và phác thảo một tòa nhà mà không cần rời mắt khỏi môi trường xung quanh. Butler thậm chí còn mô tả màn hình trong suốt như một dạng thực tế ảo tăng cường.

Cận cảnh laptop trang bị màn hình trong suốt của Lenovo: Công nghệ trong phim khoa học viễn tưởng, hay chỉ là sản phẩm được làm ra 'để cho vui'?- Ảnh 2.

Cũng cần nói thêm, Lenovo không phải là công ty duy nhất đã thử nghiệm với ý tưởng về màn hình trong suốt. Samsung từng giới thiệu một mẫu laptop concept trong suốt tại CES 2010, tức cách đây hơn một thập kỷ. Trong khi đó, Lenovo thông qua công ty con Zuk Mobile cũng từng trưng bày một smartphone concept trong suốt vào năm 2015, dù công ty này hiện đã không còn hoạt động. Theo thời gian, đã có một số nỗ lực nhằm thương mại hóa công nghệ này, với màn hình trong suốt xuất hiện tại các cửa hàng và trên cửa sổ của toa tàu ở Trung Quốc và Nhật Bản. LG cũng đã thông báo kế hoạch bắt đầu xuất xưởng chiếc TV OLED Signature T trong suốt của mình trong năm nay.

Cận cảnh laptop trang bị màn hình trong suốt của Lenovo: Công nghệ trong phim khoa học viễn tưởng, hay chỉ là sản phẩm được làm ra 'để cho vui'?- Ảnh 3.

Tuy nhiên, việc tích hợp một màn hình trong suốt vào laptop gặp phải một số thách thức đặc biệt, trong đó độ phân giải là một yếu tố quan trọng, nhất là đối với một chiếc laptop được thiết kế để hiển thị văn bản, không giống như TV được thiết kế chủ yếu để hiển thị hình ảnh. Điều này giải thích tại sao Lenovo đã chọn tấm nền MicroLED thay vì OLED cho thiết kế của mình, với lý do sử dụng OLED sẽ giới hạn độ phân giải ở mức 480p, trong khi tấm nền MicroLED cho phép đạt được độ phân giải 720p. 

Mặc dù độ phân giải 720p có vẻ không cao trên một màn hình 17,3 inch, nhưng AG Zheng, Giám đốc điều hành sản phẩm và giải pháp SMB của Lenovo, đã nhấn mạnh rằng trong buổi demo văn bản hiển thị trên màn hình là hoàn toàn đọc được, cho thấy tiềm năng trong việc phát triển công nghệ này.

Cận cảnh laptop trang bị màn hình trong suốt của Lenovo: Công nghệ trong phim khoa học viễn tưởng, hay chỉ là sản phẩm được làm ra 'để cho vui'?- Ảnh 4.

Tuy nhiên, vẫn có nhiều dấu hiệu khác nhau chỉ ra rằng sản phẩm này vẫn đang trong quá trình phát triển. Với nguyên mẫu hiện tại từ Lenovo, người dùng không thể tự điều chỉnh màn hình laptop để nó trở nên đục một cách đồng nhất, bất kể nội dung hiển thị là màu trắng, màu đen, hay bất kỳ màu nào khác. "Đó là điều mà chúng tôi hy vọng có thể thực hiện nếu sản phẩm này được đưa vào sản xuất," Butler chia sẻ. Đây là một tính năng mà LG đã áp dụng trên TV OLED T của mình thông qua việc sử dụng màng tương phản.

Bên cạnh màn hình trong suốt, mẫu laptop trong suốt của Lenovo cũng giới thiệu một bàn phím cảm ứng hoàn toàn phẳng, thay vì sử dụng bàn phím vật lý với các phím mà người dùng có thể cảm nhận và nhấn. Khi những hình ảnh đầu tiên về thiết bị này xuất hiện, nhiều người cho rằng đó chỉ là một ý tưởng khoa học viễn tưởng, nhưng thực tế nó lại là một phần trong chiến lược hướng đến dân thiết kế/họa sĩ của Lenovo. Theo đó, ngoài chức năng như một bàn phím, phần đế của máy tính xách tay còn được thiết kế để hoạt động như một bảng vẽ.

Cận cảnh laptop trang bị màn hình trong suốt của Lenovo: Công nghệ trong phim khoa học viễn tưởng, hay chỉ là sản phẩm được làm ra 'để cho vui'?- Ảnh 5.

Bàn phím mà người dùng thấy trên laptop thực chất là một hình ảnh chiếu, và nó sẽ biến mất khi người dùng đưa bút cảm ứng đến gần bề mặt vẽ, hoặc thậm chí khi họ rời khỏi máy tính xách tay hoàn toàn. Điều này để lại một bề mặt phẳng cho việc phác thảo, tương tự như những gì người dùng có thể tìm thấy trên một bảng vẽ Wacom không màn hình.

Tuy nhiên, một nhược điểm lớn là khi người dùng không thực hiện phác thảo, họ phải sử dụng bề mặt hoàn toàn phẳng như một bàn phím cảm ứng, đây rõ ràng là điểm yếu nhất của nguyên mẫu. Không có gì ngạc nhiên khi người hâm mộ bàn phím cơ khí không thích cảm giác gõ vào hình ảnh của một bàn phím, và đã có nhiều lần gõ sai khi cố gắng viết một câu đơn giản.

Cận cảnh laptop trang bị màn hình trong suốt của Lenovo: Công nghệ trong phim khoa học viễn tưởng, hay chỉ là sản phẩm được làm ra 'để cho vui'?- Ảnh 6.

Đương nhiên, Lenovo cũng đưa vào yếu tố trí tuệ nhân tạo (AI) trong buổi trình diễn chiếc laptop của mình. Công ty đã lắp đặt một camera nhỏ ở mặt sau của khung máy tính xách tay để thực hiện nhận dạng đối tượng trên các thiết bị đặt phía sau nó. Kết quả sau đó có thể được hiển thị trên màn hình trong suốt, cho phép người dùng nhìn thấy đầy đủ. Ví dụ, đặt hoa hướng dương phía sau máy tính xách tay, camera sẽ xác định chúng và hiển thị thông tin liên quan, cùng với hình ảnh một con bướm bay xung quanh. Đặt một mô hình san hô nhỏ, và người dùng sẽ thấy hình ảnh một con cá. Đây là một ví dụ về một tính năng mới mẻ và độc đáo.

Cận cảnh laptop trang bị màn hình trong suốt của Lenovo: Công nghệ trong phim khoa học viễn tưởng, hay chỉ là sản phẩm được làm ra 'để cho vui'?- Ảnh 7.

Giống như chiếc laptop có khả năng cuộn được mà Lenovo giới thiệu năm trước, công ty không có kế hoạch ra mắt ThinkBook Transparent Display Laptop như một sản phẩm tiêu dùng. Tuy nhiên, Butler bày tỏ niềm tin mạnh mẽ rằng các công nghệ được giới thiệu sẽ xuất hiện trong một chiếc laptop thực tế trong vòng 5 năm tới. Ông hy vọng rằng màn trình diễn ý tưởng này này sẽ khởi đầu cho một cuộc thảo luận công khai về tiềm năng ứng dụng của nó, đặt ra mục tiêu cho Lenovo để hướng tới.

Giống như chiếc laptop có khả năng cuộn ra để "mở rộng màn hình chỉ với một nút bấm,"  laptop trong suốt của Lenovo mang lại cảm giác như là một bộ sưu tập các công nghệ thú vị đang tìm kiếm một ứng dụng đột phá. Việc phác thảo thứ gì đó được đặt phía sau màn hình laptop nghe thì có vẻ thú vị. 

Tuy nhiên trên thực tế, đây có vẻ như một trường hợp sử dụng cá biệt ngay cả đối với các họa sĩ kỹ thuật số, bởi lẽ họ luôn có thể chụp ảnh và theo dõi vật thể cần vẽ qua những cách khác nhau. Trong khi đó, bản demo AI của Lenovo mang lại cảm giác giống như thứ mà bạn có thể thấy được sử dụng trong một viện bảo tàng tương lai, khi công nghệ được sử dụng để tạo ra một trải nghiệm tương tác mới mẻ cho khách thăm quan. 

Nguồn: Genk

Bình luận

Menu
Tạo tài khoản ngay

ể nhận 100,000đ vào tài khoản!

Đăng ký ngay

Chúng tôi sử dụng cookie để cải thiện tính năng ca trang web. Bằng cách nhp vào Đồng ý, bạn đã đồng ý với việc thiết lập cookie trn thiết bị của bạn. Vui lòng tham khảo Chính sách về Quyền riêng tư của chúng tôi để tìm hiểu thêm v cách chúng tôi sử dụng dữ liệu cá nhân.

Đồng ý
Phiên đấu giá đã kết thúc
phút
giây
Đã chọn
Thêm
Phiên đấu giá đã kết thúc
Ẩn các tùy chọn
Xem chi tiết
Bạn có chắc chắn muốn xóa mục này không?